Nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học – lợi ích, kỹ thuật và quy trình

Việc ứng dụng các chế phẩm sinh học vào trong các lĩnh vực canh tác, nuôi trồng thủy hải sản ngày càng trở nên phổ biến hơn. Điều này được tạo nên là bởi những lợi ích thiết thực từ chính hoạt động ứng dụng này. Vậy cụ thể việc nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học mang lại những lợi ích gì? Kỹ thuật và quy trình nuôi trồng được thực hiện như thế nào? Chi tiết sẽ được chia sẻ ngay sau đây.

Nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học – giải pháp cải tạo môi trường nuôi cá

Trước khi đề cập chi tiết đế những kỹ thuật và quy trình của việc nuôi cá bằng các chế phẩm sinh học, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi chút về phương pháp này. Theo đó, việc nuôi trồng này được xem là 1 trong những giải pháp cải tạo môi trường nuôi cá cực kỳ hiệu quả.

Nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học - giải pháp cải tạo môi trường nuôi cá
Nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học – giải pháp cải tạo môi trường nuôi cá

Vậy tại sao phải cải tạo môi trường nuôi cá? Đây có phải là lợi ích duy nhất mà phương pháp này mang lại?

Tại sao phải cải tạo môi trường nuôi cá?

Như chúng ta vừa đề cập việc nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học được xem là giải pháp tốt để cải tạo môi trường nuôi cá. Đây cũng được xem là mục đích chính của việc áp dụng phương pháp này. Vậy tại sao lại cần phải cải tạo môi trường nuôi trồng?

Giống như việc chúng ta phải cải tạo đất, giá thể trồng cây sau mỗi vị thu hoạch, việc cải tạo môi trường nuôi cá cũng cần thiết tương tự như vậy.

Bởi lẽ, sau mỗi một vụ nuôi cá, ở khu vực ao nuôi chứa khá nhiều các chất thải của cá, thức ăn thừa,… Những thứ này hoàn toàn có thể tạo nên những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây hại sinh sôi. Nếu bạn nuôi lứa cá thứ tiếp theo, cá có thể bị tấn công bởi các tác nhân này và khiến cho vụ thu hoạch giảm thiểu đi giá trị đáng kể.

Đọc ngay: Cách sử dụng chế phẩm sinh học EM gốc ( EM1) trong nuôi tôm, cá, thủy sản hiệu quả nhất!

Những loại ích của việc sử dụng chế phẩm sinh học nuôi cá nước ngọt

Ngoài việc được sử dụng nhằm cải tạo môi trường nuôi cá, chế phẩm sinh học trong hoạt động ứng dụng chăn nuôi thủy sản còn mang tới đa dạng các lợi ích khác nữa. Cụ thể những lợi ích này bao gồm có:

  • Chế phẩm sinh học trong quá trình sử dụng sẽ kích thích tăng cường hệ vi sinh vật có ích phát triển. Đồng thời nó cũng góp phần giúp ức chế các chủng vi sinh vật gây hại cho cá và môi trường ao nuôi để cá có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Chế phẩm sinh học trong quá trình sử dụng sẽ kích thích tăng cường hệ vi sinh vật có ích phát triển.
Chế phẩm sinh học trong quá trình sử dụng sẽ kích thích tăng cường hệ vi sinh vật có ích phát triển.
  • Việc sử dụng chế phẩm sinh học để nuôi cá nước ngọt đặc biệt còn giúp hạn chế tối đa các nguồn phát sinh khí độc như H2S, CH4, CO2, NH3… Điều này chính là nhân tố giúp cải thiện hiệu quả môi trường ao nuôi.
  • Lợi ích tiếp theo của phương pháp này là giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng cho môi trường ao nuôi, hạn chế các loại bệnh, tăng sức đề kháng cho cá…
Chế phẩm sinh học EM gốc
Chế phẩm sinh học EM gốc chuyên sử dụng để nuôi cá nước ngọt

Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học trong quá trình ứng dụng nuôi trồng thủy sản

Bạn có thắc mắc tại sao việc nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học lại mang lại nhiều lợi ích đến vậy? Trên thực tế, lời giải của vấn đề nằm ở chính cơ chế hoạt động của các chế phẩm này. Đặc biệt, không chỉ có 1 cơ chế được phát hiện. Theo nhiều công trình được tiến hành nghiên cứu. Đồng thời dựa trên thực tiễn sản xuất của những người đã áp dụng phương pháp trong chăn nuôi cá nước ngọt, các chế phẩm sinh học được đúc kết với đa dạng các cơ chế hoạt động bao gồm:

  • Cơ chế cạnh tranh loại trừ vi khuẩn gây bệnh: Cụ thể, các chế phẩm sinh học có khả năng bám dính và xâm chiếm bề mặt niêm mạc ruột. Chính vì vậy khi cá ăn các chế phẩm này, nó sẽ tạo ra một cơ chế bảo vệ thành ruột nhằm chống lại các mầm bệnh qua việc cạnh tranh điểm bám và thức ăn.
  • Cơ chế tạo ra các hoạt chất ức chế: Trong chế phẩm sinh học khi được áp dụng đặt ở dưới môi trường nước, chúng sẽ sinh ra các chất diệt khuẩn, chống lại các bệnh thông thường trên cá, tôm. Những vi sinh vật có lợi được sinh ra sẽ giết chết, ức chế sự sinh sôi của các sinh vật và mầm bệnh gây hại.
  • Cơ chế Tăng cường hệ miễn dịch của vật nuôi: Theo đó, các chế phẩm sinh học có thể kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi. Tùy vào môi trường sống mà các chất kích thích hệ miễn dịch sẽ có sự khác nhau nhất định. Trong đó, đặc biệt phải kể tới các chất dẫn xuất nhất định như polysaccharides, lipoproteins,… có khả năng làm tăng bạch huyết cầu bằng cách kích hoạt đại thực bào.
Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học trong quá trình ứng dụng nuôi trồng thủy sản là gì?
Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học trong quá trình ứng dụng nuôi trồng thủy sản là gì?

Kỹ thuật và quy trình nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học

Nếu bạn chưa từng nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học hẳn bạn sẽ khá lạ lẫm với kỹ thuật và quy trình thực hiện. Chính vì vậy bạn đừng bỏ qua những thông tin hướng dẫn hữu ích mà chúng tôi sắp đề cập dưới đây nhé.

Chuẩn bị ao nuôi cá

Điều đầu tiên bạn cần tiến hành chính là chuẩn bị ao nuôi cá. Cụ thể, việc tiến hành chuẩn bị ao nuôi cần đáp ứng:

  • Diện tích ao nuôi thích hợp: 500 – 2000m2
  • Mực nước sâu: 1,5 – 1,8m
  • Có nguồn nước sạch, có cống thoát nước, đáy ao nghiêng về phía cống thoát nước.
  • Ao không bị cớm rợ bờ, đáy phẳng, hơi dốc về phía cống thoát nước.
  • Tháo cạn nước, phát quang bờ ao nuôi, vét lớp bùn đáy chỉ để khoảng 20 – 25cm.
  • Khử trùng ao nuôi bằng vôi bột
  • Bón lót các loại phân chuồng (30 – 50kg/100m2), phân lân, phân xanh (20 – 30kg/100m2) để tạo môi trường nuôi thích hợp.
  • Xử lý chế phẩm sinh học cho khu vực nuôi.
Kỹ thuật và quy trình nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học ra sao?
Kỹ thuật và quy trình nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học ra sao?

Chọn cá thả giống

Sau khi đã chuẩn bị xong khu vực nuôi cá, chúng ta sẽ tiến hành chọn cá thả giống. Đây là bước cực kỳ quan trọng quyết định trực tiếp tới việc thu hoạch và giá trị thu về sau này.

Vậy chọn cá thả giống như thế nào?

  • Cá được chọn phải phù hợp với điều kiện nuôi trồng về diện tích, khí hậu, điều kiện đặc trưng của ao nuôi.
  • Nên thả ghép các loại cá để tận dụng lượng thức ăn.
  • Cá giống phải khỏe mạnh, không di hình, tuyệt đối không có dấu hiệu mắc các bệnh lý.
  • Mật độ thả: 1,5 – 3 con/m2, thả cá vào lúc trời mát. Đặc biệt ở thời điểm bạn nhận cá giống từ túi có bơm oxy thì bạn cần phải ngâm túi xuống ao trước khi mở túi. Đồng thời bạn nên cho 1 phần nước áo vào túi ni lông rời mới từ từ chả cá. Điều này sẽ giúp cho cá không bị shock khi thay đổi môi trường sống.

Quy trình sử dụng Chế phẩm sinh học cho cá ăn

Để tạo ra hiệu quả nuôi trồng tốt nhất, Quy trình nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học được tiến hành như sau:

  • Nếu cho cá ăn thức ăn là cá loại cỏ lá thì bạn cần cung cấp khoảng 25 đến 30% chế phẩm sinh học trên tổng khối lượng cá trong ao.
  • Quy trình thực hiện: Dùng 5ml Chế phẩm sinh học pha với 3 – 5 lít nước phun trực tiếp lên cỏ lá để 15 phút rồi thả xuống ao.
Nếu cho cá ăn thức ăn là cá loại cỏ lá thì bạn cần cung cấp khoảng 25 đến 30% chế phẩm sinh học trên tổng khối lượng cá trong ao.
Nếu cho cá ăn thức ăn là cá loại cỏ lá thì bạn cần cung cấp khoảng 25 đến 30% chế phẩm sinh học trên tổng khối lượng cá trong ao.
  • Trong trường hợp bạn cho cá ăn thức ăn tinh (Cám hỗn hợp CN, cám gạo, bột ngô, bột sắn…), thì bạn cần cung cấp khoảng 2 đến 3% chế phẩm sinh học trên tổng khối lượng cá trong ao.

Mua hàng tại đây

Quy trình thực hiện: Dùng 5ml Chế phẩm hòa với một ít nước . Sau đó bạn trộn hỗn hợp với 4 – 5kg thức ăn tinh, để 15 phút rồi thả xuống ao cho cá ăn.

Cách nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học đơn giản cho hiệu quả cao
Cách nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học đơn giản cho hiệu quả cao

Nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm sinh học vừa mang lại những lợi ích thiết thực cho hoạt động nuôi trồng, đồng thời cũng giúp bảo vệ môi trường sống 1 cách tốt hơn. Vậy có lý do gì để bạn từ chối áp dụng phương pháp này trong nuôi trồng thủy sản của gia đình?

Xem ngay: Hướng dẫn: Cách xử lý nước máy nuôi cá cảnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt mua