Phân tan chậm cho lan và những điều bạn cần biết

Lan là loại cây cần được chăm sóc kỹ lưỡng thì mới đảm bảo sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp. Chính vì vậy phân bón là một trong những yếu tố không thể thiếu khi chăm sóc cho lan. Tuy nhiên việc sử dụng phân tan chậm cho lan có nên hay không? Có tốt hay không thì không thì không phải ai cũng nắm bắt rõ. Bạn đọc nếu cũng đang lăn tăn về vấn đề này thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Những ưu và nhược điểm của loại phân bón tan chậm cho lan

Nên hay không nên sử dụng phân tan chậm cho lan? Sử dụng phân bón tan chậm cho lan có tốt không? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau xem những ưu điểm và nhược điểm của loại phân bón tan chậm là gì. Đây sẽ được xem là căn cứ quan trọng giúp chúng ta giải quyết thắc mắc được đưa ra từ đâu bài viết.

Sử dụng phân bón tan chậm rất phù hợp với các loại lan trồng trong không gian nhà kính
Sử dụng phân bón tan chậm rất phù hợp với các loại lan trồng trong không gian nhà kính

Ưu điểm của phân bón tan chậm cho lan

Phân bón tan chậm cho lan mang tới khá nhiều những ưu điểm sử dụng nổi bật. Cụ thể những ưu điểm này bao gồm có:

  • Tiết kiệm nhân công: Bón phân bón tan chậm không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật phức tạp cũng như thời gian. Do đó, lượng nhân công sử dụng sẽ được tiết kiệm đáng kể.
  • Tác dụng dần dần giúp cây phát triển trong thời gian dài.
  • Sử dụng phân bón tan chậm kết hợp với trang thiết bị trong nhà kính trong vườn lan, tác dụng giúp kan sinh trưởng và phát triển, ra hoa sẽ được kiểm soát theo ý muốn của người canh tác.

Những hạn chế khi sử dụng phân bón tan chậm cho lan

Cùng với những ưu điểm nổi bật mà phân bón tan chậm mang lại, loại phân bón này cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể những hạn chế này bao gồm có:

  • Việc sử dụng phân bón tan chậm cho lan yêu cầu việc đảm bảo độ ẩm cung cấp khá khắt khe thì mới phát huy được tác dụng. Cụ thể phân tan chậm cho lan cần ở trong tình trạng ẩm ướt với nhiệt độ tối thiểu là 21°C
  • Hạn chế khi sử dụng phân bón tan chậm là việc kiểm soát lượng phân tiết ra ở những thời điểm điều kiện nhiệt độ, thời tiết khác nhau là nhiều hay ít thường rất khó khăn.
  • Lượng phân bón có thể bị nước mưa cuốn trôi khi bón phân không may gặp thời điểm mưa lớn liên tiếp.
Lượng phân bón có thể bị nước mưa cuốn trôi khi bón phân không may gặp thời điểm mưa lớn liên tiếp.
Lượng phân bón có thể bị nước mưa cuốn trôi khi bón phân không may gặp thời điểm mưa lớn liên tiếp.
  • Trong vòng 3 đến 4 tháng tác dụng của phân tan chậm có nồng độ không đồng đều. Những tháng đầu tiên nồng độ phân bón thường cao hơn những tháng cuối khiến cho việc sinh trường, phát triển và hấp thu dưỡng chất của cây không ổn định.
  • Mặc dù phân bón chậm tan cho lan có tác dụng tốt đối với các loài cần ẩm ướt như Cymbidium, hay Miltonia . Tuy nhiên đối với loài Dendrobium – giống lan không có nhu cầu cao về độ ẩm thì lại không phù hợp.
  • Việc kiểm soát mức độ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng của cây khá khó khăn.
  • Cuối cùng, mức giá thành của phân bón tan chậm trên thị trường lại cao hơn so với những loại phân bón hòa tan khá nhiều.

Các nguyên tố đa lượng và mối quan hệ với sinh trưởng của lan

Ở mỗi một thời điểm, giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau, lan cần được cung cấp những loại phân bón với  hàm lượng các nguyên tố đa lượng tương ứng. Có như vậy việc sinh trưởng mới đảm bảo diễn ra ổn định và cho hiệu quả thu hoạch tốt. Vậy cụ thể mối quan hệ giữa các nguyên tố đa lượng với sự sinh trưởng của lan được thể hiện như thế nào?

Tác động của chỉ số N

Trong nhóm nguyên tố đa lượng NPK, nguyên tố N chính là chỉ số của Nitrogen. Vai trò và mối quan hệ của N với sự phát triển của lan bao gồm:

  • Nguyên tố N là loại nguyên tố đa lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của lá và các mầm non cũng như là phân  thân của lan.
  • N thiếu hụt sẽ dẫn tới cây phát triển không đồng đều, thân còi cọc, lá cây vàng úa và mần khó nhú.
  • Tuy nhiên, việc thừa nhiều N sẽ khiến lá cây bị xanh ngắt, thân mềm yếu, dễ bị gãy, mầm nảy ra khó phân hóa, sâu bệnh hại dễ tấn công cây.
N thiếu hụt sẽ dẫn tới cây phát triển không đồng đều, thân còi cọc, lá cây vàng úa và mần khó nhú.
phan de dong tui bon lan

Tác động của chỉ số P

Nhóm nguyên tố thứ 2 – P – chính là chỉ số của Phosphorous hay Phosphate. Mối quan hệ của P với sự phát triển của lan bao gồm:

  • Đây là chỉ số cực kỳ cần thiết giúp cho bộ rễ của lan mọc mạnh, khỏe mạnh, và ra nhiều hoa.
  • Trong trường hợp bị thiếu hụt chỉ số P, cây sẽ dễ bị ốm yếu, mầm cây và rễ cây ra chậm, kém phát triển, không mập mạp. Việc ra hoa cũng sẽ bị chậm lại thậm chí, lượng hoa sẽ ít hơn.
  • Trong trường hợp bị thừa P, hoa sẽ ra sớm, cây màu già yếu, lá cây bị ngắn lại.

Tác động của chỉ số K

Nhóm nguyên tố thứ 3 – K – đây chính là chỉ số Potassium hay Potash

  • Đây là chỉ số cực kỳ cần thiết cho sự phát triển thân rễ, giúp cho cây hấp thụ đạm và vận chuyển chất dinh dưỡng cây dễ dàng từ rễ tới lá.
  • Trong trường hợp bị thiếu hụt chỉ số K, cây sẽ dễ bị ốm yếu, thân cây không cứng cáp. Đồng thời việc ra hoa cũng sẽ bị chậm lại thậm chí, lượng hoa sẽ ít hơn.
  • Trong trường hợp bị thừa K, cây sẽ cằn cỗi, ở ngọn héo rũ, đầu lá bị cháy.

Xem ngay: Những loại phân bón cho lan tốt nhất và lưu ý khi bón phân bạn cần biết

Kết luận: Bón phân tan chậm cho lan – nên hay không?

Mỗi loại phân bón sẽ có những vai trò và ưu điểm riêng. Do đó việc sử dụng phân tan chậm cho lan rất khó để trả lời là nên hay không.

Tóm lại, lời khuyến dành cho bạn đọc là:

  • Sử dụng phân bón tan chậm cho loại lan phù hợp, loại lan không có nhu cầu cao về độ ẩm không nên sử dụng loại phân này.
  • Việc bón phân bón tan chậm cho lan, tùy vào thời điểm  sinh trưởng mà bổ sung loại dưỡng chất cần thiết với hàm lượng vừa phải để cây phát triển tốt nhất.
Kết luận: Bón phân tan chậm cho lan - nên hay không?
Kết luận: Bón phân tan chậm cho lan – nên hay không?

Hướng dẫn cách sử dụng phân bón tan chậm cho lan

Ở phần thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc 1 số hướng dẫn về cách sử dụng phân bón tan chậm cho lan. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng phân bón cho cây đúng cách và hiệu quả nhất.

Cụ thể:

  • Khi bón phân bón tan chậm, cần đảm bảo có nhiều nước trong giá thể, nhiệt độ thấp (khoảng 21 độ C) thì phân mới được hấp thu dưỡng chất tốt nhất.
  • Bón phân tan chậm bằng cách gọi chúng vào giấy lạnh rồi làm ướt gói phần bón và đặt xuống giá thể. Nhớ tránh vị trí ánh sáng mặt trời nhé.
  • Trong trường hợp lan được trồng trên giá thể nhuyễn thì phân bón nên được rải đều trên bề mặt giá thể.
  • Chỉ khi lan đã ra rễ nhiều thì mới nên sử dụng phân bón tan chậm.
  • Khi bón phân bón tan chậm cho lan, mỗi lần tưới cây, bạn nên tưới đẫm nước để thúc đẩy phân hòa tan để cây hấp thụ tốt nhất.
  • Trong trường hợp bạn sử dụng xơ dừa để trồng lan thì phân bón tan chậm có thể được trộn với xơ dừa để cho vào chậu trồng.
  • Bón phân tan chậm cho lan, khi phân sắp hết bạn nên chí ý để thay lượng phân bón mới. Tuy nhiên, nếu lan đang vào mùa ngủ thì việc thay phân bón mới là chưa cần thiết.
Khi bón phân bón tan chậm cho lan, mỗi lần tưới cây, bạn nên tưới đẫm nước
Khi bón phân bón tan chậm cho lan, mỗi lần tưới cây, bạn nên tưới đẫm nước

Trên đây là 1 số những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh loại phân tan chậm cho lan. Hy vọng với những thông tin được đề cập, những giải đáp thắc mắc được đưa ra có thể khiến cho bạn đọc hài lòng. Nếu bạn đọc có nhu cầu mua sản phẩm hay muốn được tư vấn, giải đáp, đừng quên truy cập vào địa chỉ website: https://menbephot.net/ nhé.

Đọc ngay: Bật mí 6 loại giá thể trồng lan tốt nhất dành cho bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt mua