Ngâm ủ đậu tương (đậu nành), bã đậu nành, bánh dầu bằng chế phẩm sinh học tạo ra dòng phân bón thần dược cho cây trồng cực kỳ hiệu quả! Vinong Sinh học Đức Binh hướng dẫn chi tiết: ” Cách ủ đậu tương và cách sử dụng phân đậu nành bón cây“
CÁCH Ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG, BÃ ĐẬU KHÔNG HÔI NHỜ CHẾ PHẨM EM
Phân hữu cơ được ủ từ đậu tương ( đậu nành, bánh dầu, bã đậu …) đã không còn xa lạ với bà con trong việc chăm sóc cho cây trồng. Phân đậu tương ( đậu nành, bánh dầu …) giúp cho cây trồng, rau, hoa … phát triển xanh tốt mà không sử dụng phân hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe! Tuy nhiên nếu ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG ( ĐẬU NÀNH, BÁNH DẦU …) không đúng cách sẽ có mùi hôi rất khó chịu đồng thời mùi hôi sẽ dẫn dụ côn trùng, các loài dịch hại cây trồng đến … đặc biệt gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống và con người!

Nội dung bài viết
- 1. TẠI SAO PHÂN ĐẬU TƯƠNG ( BÁNH DẦU, BÃ ĐẬU, ĐẬU NÀNH …) LẠI TỐT CHO CÂY TRỒNG?
- 2. TÁC DỤNG CỦA PHÂN ĐẬU TƯƠNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
- 3. VÌ SAO PHẢI DÙNG CHẾ PHẨM SINH HỌC Ủ ĐẬU TƯƠNG ( ĐẬU NÀNH, BÁNH DẦU, BÃ ĐẬU …) LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ
- 4. CÁC CÁCH Ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG, BÃ ĐẬU NÀNH NHANH NHẤT, KHÔNG HÔI
- 5. QUY TRÌNH Ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG NHANH NHẤT
- 6. CÁCH SỬ DỤNG PHÂN ĐẬU TƯƠNG BÓN CÂY
1. TẠI SAO PHÂN ĐẬU TƯƠNG ( BÁNH DẦU, BÃ ĐẬU, ĐẬU NÀNH …) LẠI TỐT CHO CÂY TRỒNG?
Đậu tương ( đậu nành, bánh dầu …) với hàm lượng dinh dưỡng rất cao: Protein hơn 40%, 10-25% lipid, 10-15% glucid, nhiều muối khoáng, vitamin, vi lượng … Tuy nhiên những dinh dưỡng này tồn tại ở dạng cây trồng khó hấp thu được. Vì vậy nếu phân giải các hợp chất dinh dưỡng trong đậu tương ( bánh dầu) thành dạng cây trồng dễ hấp thu, sẽ cung cấp lượng dinh dưỡng vô cùng lớn và có lợi cho cây phát triển.
Dùng CHẾ PHẨM SINH HỌC ủ đậu tương ( bánh dầu, bã đậu nành … ) đúng cách sẽ tạo được dòng “siêu phân bón” hữu cơ cho cây trồng.
Xem thêm: Cách ủ và cách sử dụng bã đậu nành bón cây hiệu quả cao
2. TÁC DỤNG CỦA PHÂN ĐẬU TƯƠNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
– Cung cấp dưỡng chất dinh dưỡng cân đối và đầy đủ cho cây trồng ( đa lượng, trung lượng, vi lượng, vitamin, khoáng chất, acid amin … )
– Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cứng cáp: hoa to, đậm màu, bền hoa, nẩy nhiều mầm nụ, mầm lộc
– Cải tạo đất: giúp đất tơi xốp, tăng độ mùn cho đất
– Tạo lập hệ vi sinh vật hữu ích và tăng mật độ vi sinh vật hữu ích trong đất
– Bảo vệ bộ rể và hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất của cây trồng
– Phân hủy các dưỡng chất khó tan trong đất giúp cây trồng hấp thu dễ dàng
– Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ rễ phát triển mạnh

3. VÌ SAO PHẢI DÙNG CHẾ PHẨM SINH HỌC Ủ ĐẬU TƯƠNG ( ĐẬU NÀNH, BÁNH DẦU, BÃ ĐẬU …) LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ
Với cách ủ đậu tương truyền thống ( không sử dụng chế phẩm vi sinh để ủ) thì hàm lượng dinh dưỡng có trong đậu tương sẽ mất đi rất lớn thông qua con đường chuyển hóa thành đạm thối, gây mùi hôi và dẫn dụ côn trùng gây dịch hại cho cây trồng.
Bảng so sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG
Tiêu chí so sánh |
Phương pháp truyền thống ( chỉ ngâm đậu tương với nước) |
Sử dụng Chế Phẩm Sinh Học để ủ ( Men ủ phân đậu tương) |
Dinh dưỡng |
Các dưỡng chất mất dần theo thời gian vì chúng chuyển hóa theo con đường tạo ra đạm thối và gây mùi hôi |
Nâng cao chất lượng dinh dưỡng của phân đậu tương, hỗ trợ cây trồng hấp thu dinh dưỡng |
Tạo hệ vi sinh vật hữu ích |
Rất ít vì toàn vi sinh vật gây mùi, gây thối, gây hại cho cây trồng |
Cung cấp và tạo hệ vi sinh vật hữu ích |
Cải tạo đất |
Có tác dụng nhưng rất ít |
Làm đất tơi xốp |
Dẫn dụ côn trùng gây dịch hại |
Rất mạnh |
Không |
4. CÁC CÁCH Ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG, BÃ ĐẬU NÀNH NHANH NHẤT, KHÔNG HÔI
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều hướng dẫn cách ngâm ủ đậu tương làm phân bón hữu cơ với nhiều dòng CHẾ PHẨM SINH HỌC khác nhau. Tuy nhiên quy trình ngâm ủ đậu tương vẫn còn rất phức tạp, khó thực hiện và tốn kém chi phí. Vinong Sinh học Đức Bình hướng dẫn bà con các cách ủ phân đậu tương nhanh nhất và không hôi thối:
4.1 CÁCH Ủ ĐẬU TƯƠNG VỚI NẤM TRICHODERMA BACILLUS
CÁCH Ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG, BÁNH DẦU … THEO PHƯƠNG PHÁP Ủ KHÔ LÀ CÁCH LÀM PHÂN ĐẬU TƯƠNG DẠNG BỘT
Phân đậu tương ( phân đậu nành, phân bánh dầu…) sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus lên men theo phương pháp ủ khô là loại phân bón hữu cơ có tác dụng rất tốt trong việc cải cải tạo đất, tăng độ mùn, đất tơi xốp, giúp cây trồng hấp thu dưỡng chất qua rễ!

Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết để Ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG DẠNG BỘT
- Đậu tương: 100kg
- Lân: 20kg
- Nước sạch: 15 – 20lít
- Chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus: 4 gói 200gr
- CHẾ PHẨM EMZEO khử mùi hôi: 4 gói ( 1 gói 200gr)
CÁCH LÀM PHÂN ĐẬU TƯƠNG DẠNG BỘT NHƯ SAU
Bước 1: Xay hoặc nghiền đậu tương ( bánh dầu, đậu nành) thành dạng bột
Bước 2: Trộn đều 100kg đậu tương đã xay với 20kg lân, 4 gói Trichoderma Bacillus + 4 gói khử mùi hôi EMZEO
Bước 3: tưới 15 – 20 lít nước vào đống hỗn hợp đậu tương và đảo đều
Bước 4: Cho hỗn hợp trên vào bao tải có lót một lớp linon bên trong và buộc kín để ủ
Thời gian ủ Phân đậu tương dạng bột khoảng 45 – 50 ngày!

NƠI BÁN CHẾ PHẨM EMZEO KHỬ MÙI: Ở ĐÂY
CÁCH SỬ DỤNG PHÂN ĐẬU TƯƠNG DẠNG BỘT
Phân đậu nành dạng bột sau khi ủ được sử dụng cho tất cả các loại cây
Đối với rau màu: Rắc đều trên bề mặt luống với liều lượng 1 kg Phân đậu tương rắc cho 5 m^2 ( nên ngừng sử dụng phân đậu tương trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày). Định kỳ 7 – 10 ngày sử dụng 1 lần
Đối với hoa, cây cảnh, cây công nghiệp, cây ăn quả … xới xung quanh gốc cây ( cách gốc 15 – 25cm, tùy thuộc vào gốc cây to nhỏ và bộ rễ) với liều lượng như sau: cây to bón 0,5 – 0,7kg/gốc; cây bé bón 0,2 – 0,4kg/gốc. Sau đó lấp thêm đất lên phía trên và tưới nước hoặc phủ quanh gốc lớp rơm rạ, xơ dừa … để giữ ẩm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Định kỳ sử dụng: 1 – 2 lần/tháng
Chú ý: Phân đậu tương dạng bột rất phù hợp cải tạo đất bón cho hoa hồng, cây ăn quả, cây có múi … làm tăng chất lượng nông sản!
4.2 CÁCH Ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG KHÔNG HÔI NHỜ CHẾ PHẨM EM
Ủ phân đậu tương ( bánh dầu, bã đậu nành …) theo phương pháp ủ nước ( ủ ướt) rất phù hợp để tưới hoặc phun cho cây trồng. Bởi vì cây trồng hấp thu đạm sinh học ( acid amin, khoáng chất, vitamin …) rất nhanh qua thân và lá.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG BẰNG CHẾ PHẨM EM
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– Đậu tương hoặc bánh dầu: 40kg
– Chế phẩm EM gốc – EM1 – EMGRO: 1 lít
– Chế phẩm EMZEO khử mùi hôi: 1 gói 200gr ( hỗ trợ phân giải protein và khử mùi hôi cực tốt)
– Mật rỉ đường ( đường phên nấu chè, đường mật mía): 4 lít
– Nước sạch: 100 lít
NƠI BÁN CHẾ PHẨM EM (EMGRO): TẠI ĐÂY
Bước 2: Thực hiện
Đậu tương hoặc bánh dầu xay nghiền thành bột mịn. Cho 40kg bột đậu tương ( bánh dầu) vào trong thùng phuy ( có dung tích 150 lít trở lên)
Cho 1 lít chế phẩm EM1 + 40 lít nước sạch + 3 lít mật rỉ đường vào thùng rồi đảo đều, đậy ủ
Bước 3: Thời gian ủ và bảo quản
Sau khi ủ được 15 – 20 ngày, tiến hành cho thêm vào thùng ủ phân đậu tương 60 lít nước sạch, 1 lít mật rỉ và 1 gói khử mùi hôi EMZEO … đảo đều và đậy ủ tiếp
Thời gian ủ phân đậu tương hoặc bánh dầu: 35 – 40 ngày
Như vậy với 10kg đậu tương hoặc bánh dầu sau khi ủ ta sẽ có 20 – 25 lít phân đậu tương đậm đặc. Tiến hành rót vào chai hoặc can để bảo quản!
Chú ý: Quá trình lên men phân đậu tương ( bánh dầu) sinh khí rất mạnh, và nở ra rất nhiều ( gấp 3 lần ban đầu), vì vậy khi ủ đậu tương phải cho vào thùng lớn! Muốn rút ngắn thời gian ủ phân đậu tương ( phân bánh dầu .. ) có thể tăng lượng CHẾ PHẨM EM khi ủ!
Với 2 cách ủ khô và ngâm nước như trên, Quy trình CÁCH Ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG thực hiện rất nhiều công đoạn, tốn chi phí và khó thực hiện. Vinong Sinh học Đức Bình giới thiệu thêm với bà con CÁCH NGÂM Ủ ĐẬU TƯƠNG LÀM PHÂN BÓN đơn giản và hiệu quả hơn ở dưới đây:
5. QUY TRÌNH Ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG NHANH NHẤT
5.1 Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đậu tương ( bánh dầu, bã đậu nành …): 10kg
- Khử mùi hôi và hỗ trợ phân giải protein – Chế phẩm EMZEO: 1 gói 200gr
- Đường phên ( mật mía, mật rỉ đường): 500gr
- Nước sạch: 30 lít
5.2 Kỹ thuật ủ phân đậu tương như sau:
Đậu tương hoặc bánh dầu nghiền mịn thành bột. Trộn đều 10kg bột đậu tương với đường phên + 3/4 gói CHẾ PHẨM VI SINH EMZEO (200gr) + 10 lít nước sạch
Rắc 1/4 gói bột khử mùi hôi EMZEO lên trên bề mặt. Đậy ủ phân đậu tương. Cứ 7 – 10 ngày đảo trộn 1 lần.
Sau khi ủ được 15 – 20 ngày tiến hành bổ sung thêm 15 lít nước sạch vào thùng và đậy kín để ủ.
Thời gian ủ phân đậu tương ( bánh dầu): 35 – 40 ngày
Chú ý: Nếu khi ủ xuất hiện mùi hôi, sử dụng tiếp 200ml mật rỉ + 1/2 gói EMZEO 200gr cho vào khuất đều

5.3 NƠI BÁN CHẾ PHẨM SINH HỌC Ủ ĐẬU TƯƠNG Ở ĐÂU?
Chú ý: Cho nhiều chế phẩm EM, chế phẩm EMZEO … không ảnh hưởng đến phân đậu tương mà còn giúp rút ngắn thời gian ủ phân đậu tương! Đồng thời tạo ra được chế phẩm đậu tương vi sinh chất lượng tốt hơn
Tham khảo chi tiết tại: Cách làm phân từ đậu nành bón cây – Bí quyết tự sản xuất siêu phân bón cho cây trồng
Nhận biết thành công: Phân đậu tương ủ thành công có mùi thơm nhẹ của lên men, không có mùi hôi thối. Trong quá trình lên men ủ phân đậu tương có hiện tượng sinh khí mạnh, khối bột đậu tương nở ra nhiều ( như hiện tượng nấu cám khi sôi)

6. CÁCH SỬ DỤNG PHÂN ĐẬU TƯƠNG BÓN CÂY
Với phương pháp ủ phân đậu tương ( bánh dầu ) như trên, chúng ta sẽ thu được phân đậu tương ( phân bánh dầu) dạng dung dịch đậm đặc. Phân đậu tương dạng này tưới hoặc phun sẽ giúp cây trồng hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất. Phân đậu tương hoặc phân bánh dầu có độ đạm ( dinh dưỡng ) rất cao nên khi sử dụng phải pha với nước sạch để phun hoặc tưới! 1 lít phân đậu tương ( phân bánh dầu) pha với 200 – 250 lít nước sạch để phun hoặc tưới!

Dùng để tưới cho rau: 1 lít phân đậu tương pha với 250 lít nước sạch
Dùng để phun hoặc tưới cho hoa hồng, cây cảnh, bon sai …: 1 lít phân bánh dầu pha với 150 lít nước sạch
Dùng để phun cho lan: 1 lít phân bánh dầu pha với 250 lít nước sạch
Dùng tưới gốc cho cây ăn quả: bưởi, cam, mít, xoài …. 1 lít phân đậu tương pha với 300 lít nước sạch. Tưới mỗi gốc cây 5 – 10 lít
Xem thêm: [Ủ PHÂN CÁ] CÁCH LÀM & CÁCH SỬ DỤNG ĐẠM CÁ TƯỚI CÂY
Chú ý: Để sử dụng dịch đậu tương hiệu quả hơn, bà con nên mua thêm chế phẩm Nấm đối kháng Trichoderma dạng bột hòa tan với nước để dùng kèm.
Cách sử dụng như sau: 1 lít dịch đậu tương gốc + 1 gói Nấm đối kháng Trichoderma dạng bột 200gr + 150 – 200 lít nước sạch —-> Khuấy đảo đều, sau đó tưới cho cây trồng luôn hoặc có thể cho vào hệ thống tưới tự động

Chúc bà con ủ PHÂN ĐẬU TƯƠNG ( ĐẬU NÀNH) thành công và có vụ mùa bột thu!
Bản đồ hướng dẫn đường đi
3 CÁCH Ủ ĐẬU TƯƠNG – BÃ ĐẬU NÀNH HIỆU QUẢ KHÔNG HÔI THỐI CHỈ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC EM. CÁCH Ủ ĐẬU TƯƠNG – BÃ ĐẬU NÀNH – BÁNH DẦU ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Cảm ơn bạn đã tin dùng sản phẩm
1/- EM(Effective Micro Organic) + Mật rỉ đường (Mosaless) = EM 2 – Vậy EM 2 có phải là EMZEO không ?
2/- Muốn làm phân bả đậu nành = bả đậu nành + EM 2 + Trichoderma bacillus (EMZEO) + nước ?
Vậy Trichoderma Bacilllus có phải là EMZEO không?
1/- EM(Effective Micro Organic) + Mật rỉ đường (Mosaless) = EM 2 – Vậy EM 2 có phải là EMZEO không ?
2/- Muốn làm phân bả đậu nành = bả đậu nành + EM 2 + Trichoderma bacillus (EMZEO) + nước ?
Vậy Trichoderma Bacilllus có phải là EMZEO không?