Cách ủ phân chuồng với nấm trichoderma nhanh hoai mục

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm … lượng phân của vật nuôi thải ra là rất lớn. Từ rất lâu trước đây ông cha ta đã biết tận dụng nguồn phân chuồng vào canh tác nông nghiệp. Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình có khả năng phân giải chất thải nhanh chóng và tạo ra dòng phân bón hữu cơ vi sinh. Vậy “ Phân chuồng là gì? Cách ủ phân chuồng với nấm trichoderma nhanh hoai mục hiệu quả nhất?”. Hãy cùng menbephot.net tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Phân chuồng là gì?

Phân chuồng là dòng phân hữu cơ được tạo thành từ hỗn hợp nước tiểu, phân gia súc, gia cầm…  và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp (rau, cỏ, rơm, rạ …), rác thải hữu cơ và phân xanh … được ủ bằng phương pháp truyền thống hoặc sử dụng chế phẩm sinh học để ủ.

Phân chuồng là dòng phân bón hữu cơ được tạo ra bằng cách ủ hoai mục phân thải của vật nuôi: lợn, bò,gà, dê ... với xác bã thực vật sử dụng men vi sinh để ủ
Phân chuồng là dòng phân bón hữu cơ được tạo ra bằng cách ủ hoai mục phân thải của vật nuôi: lợn, bò,gà, dê … với xác bã thực vật sử dụng men vi sinh để ủ

Có rất nhiều các loại phân chuồng khác nhau. Tùy theo đối tượng nuôi mà chúng ta có: phân gà, phân bò, phân trâu, phân lợn, phân dơi, phân thỏ, phân trùn quế ….

Lượng phân chuồng bình quân các loại vật nuôi thải ra trong 1 năm

Lợn 1,5 – 2 tấn/con/năm
100 – 200 kg/con/năm
0,8 – 1,2 tấn/con/năm
Trâu, bò 7 – 10 tấn/con/năm
Ngựa 5 – 7 tấn/con/năm

Với số lượng vật nuôi trong nước rất lớn. Nếu không có phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân chuồng, thì thật lãng phí số lượng lớn phân chuồng.

Thành phần dưỡng chất có trong phân chuồng

Chất lượng của phân chuồng phụ thuộc vào từng loại vật nuôi và phương pháp tạo ra phân chuồng. Một trong những yếu tố đó là:

  • Lượng chất độn vào
  • Loại phân và nước tiểu của vật nuôi
  • Cách chăm sóc vật nuôi
  • Loại thức ăn cho vật nuôi ăn
  • Phương pháp cách ủ phân chuồng

Nói chung, thành phần dưỡng chất của các loại phân chuồng được mô tả ở bảng dưới đây

Tác dụng của phân chuồng với cây trồng

Cung cấp dưỡng chất ( khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng), chất mùn hữu cơ … để tăng độ phì nhiêu của đất

Hỗ trợ và kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật hữu ích

Nâng cao sức chống chịu sâu bệnh, điều kiện khắc nghiệt … của cây trồng

Hỗ trợ bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng hiệu quả sử dụng phân bón hóa học

Tạo ra môi trường sống tốt giúp các sinh vật hữu ích phát triển: như giun đất, các vi sinh vật hữu ích …

Trong phân chuồng có chứa nhiều chất dinh dưỡng mà cây trồng cần hấp thu để phát triển
Trong phân chuồng có chứa nhiều chất dinh dưỡng mà cây trồng cần hấp thu để phát triển

Tại sao không nên sử dụng phân tươi?

Phân tươi đôi khi chứa mầm bệnh (như vi khuẩn và vi rút) có thể gây bệnh ở người. Salmonella và một số chủng E. coli là một trong những mầm bệnh nghiêm trọng nhất được tìm thấy trong phân động vật.

Các mầm bệnh có thể là một rủi ro khi phân tươi được bón cho cây trồng hoặc húng tiếp xúc với những loại rau củ tươi. Bao gồm các loại cây trồng như cà rốt, rau diếp và các loại rau xanh khác cũng như dâu tây.

Vì sao nên ủ phân chuồng bón cho cây trồng
Ủ hoai mục phân chuồng bón cây giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, sạch mầm bệnh và nâng cao hiệu quả cải tạo đất

Ưu điểm của việc sử dụng phân chuồng hữu cơ là gì?

Các chất hữu cơ có trong phân chuồng, cấu trúc đất được cải thiện và kết quả là khả năng giữ mùn của đất và khả năng giữ nước tăng lên đáng kể.

Tăng cường kết cấu đất trồng

Do các chất hữu cơ có trong phân chuồng, cấu trúc đất được cải thiện và kết quả là khả năng giữ mùn của đất và khả năng giữ nước tăng lên đáng kể.

Giúp vi khuẩn có lợi phát triển mạnh

Phân bón tổng hợp bao gồm các phân tử hóa học không có carbon. Những phân tử này đôi khi có thể gây rối và không thể tiếp cận được với vi khuẩn có lợi. Mặt khác, phân hữu cơ rất giàu chất hữu cơ, giúp vi khuẩn phát triển mạnh. Phân bón hữu cơ còn chứa nhiều carbon, một phần của hóa chất của vi khuẩn. Do đó,  carbon, cùng với nitơ, phốt pho và kali nuôi sống vi khuẩn và cho phép chúng tạo ra các chất dinh dưỡng có sẵn cho cây trồng trong một quá trình sinh học tự nhiên.

Phân chuồng hữu cơ bền vững và thân thiện với môi trường

Phân bón tổng hợp ngấm vào nguồn nước ngầm cũng như sông suối, chúng có thể gây hại cho sinh vật biển và ảnh hưởng đến chất lượng nước. Phân hữu cơ thường có kết cấu bền vững và thân thiện với môi trường. Không gây hại và ảnh hướng đến môi trường sống cũng như cây trồng.

Giảm lượng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu

Việc sử dụng phân bón hữu cơ thay vì phân bón hoá học tổng hợp, có thể làm giảm nhu cầu về thuốc trừ sâu và các yêu cầu dinh dưỡng khác cho cây trồng như nitơ, phốt pho và kali. Do giảm, phân hữu cơ có thể là chi phí bón phân cũng như chăm sóc cây trồng hiệu quả hơn.

Giúp cây phát triển khỏe mạnh và xanh tốt

Một số phân bón hoá học tổng hợp có thể gây hại cho cây và lá. Trong khi đó, phân chuồng giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh. Đặc biệt là hỗ trợ hệ thống lá luôn xanh tốt và hạn chế tình trạng lá rụng.

Phân chuồng là gì. Cách ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học
Ủ phân chuồng bằng chế phẩm nấm trichoderma bacillus + emzeo giúp nhanh hoai mục, sạch mầm bệnh và nâng cao chất lượng phân hữu cơ

Tại sao nên ủ phân chuồng với nấm trichoderma

Ủ phân chuồng là biện pháp hết sức cần thiết trước khi bón cho đồng ruộng. Việc sử dụng phân chuồng tươi ( phân chuồng thô) thường gây tình trạng mất dinh dưỡng trong đất canh tác. Dưới đây là một số lý do vì sao nên ủ phân chuồng với nấm trichoderma:

Phân chuồng có chứa các dư lượng độc tố như các chất kích thích, các kháng sinh, thuốc sát trùng, vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố hữu cơ khác. Nhiều chất trong số các độc tố này có thể khử đi được qua kỹ thuật ủ phân chuồng bằng với nấm trichoderma có nhiệt độ cao. Từ đó người ta khuyến cáo áp dụng kỹ thuật ủ phân chuồng đúng cách để làm cho hoai mục và triệt tiêu các dư lượng kể trên trước khi sử dụng để bón cho rau màu.

Một số phân chuồng tươi có chứa một lượng lớn đạm và muối khoáng. Khi dùng bón cho các loại cây trồng đang canh tác, những muối khoáng này có thể gây hậu quả tương tự như việc bón quá nhiều các phân bón hóa học. Với số lượng quá dư thừa chúng có thể làm cháy rễ các cây con, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh và làm giảm thời gian bảo quản của nông sản

Khi áp dụng quy trình ủ phân chuồng đúng kỹ thuật sẽ chuyển hóa phân súc vật, nguyên liệu độn trải chuồng và các sản phẩm thô khác thành mùn hữu cơ, là một thành phần tương đối ổn định, giàu dinh dưỡng hỗ trợ các phản ứng hoá học, có trong các vùng đất phì nhiêu

Phân chuồng ủ hoai được coi là loại phân hữu cơ an toàn vì nó không làm cháy rễ cây trồng, và cũng không gây nên hiện tượng mất cân đối dinh dưỡng ngắn hạn

Sử dụng chế phẩm sinh học ủ phân chuồng nhanh hoai mục và hỗ trợ cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn
Sử dụng chế phẩm sinh học nấm trichoderma bacillus Đức Bình ủ phân chuồng nhanh hoai mục và hỗ trợ cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

Cách ủ phân chuồng bằng phương pháp truyền thống

Với phương pháp truyền thống bà con hay sử dụng đó là: Ủ nóng, ủ nguội, ủ nóng trước ủ nguội sau. Phương pháp này ủ thời gian khá dài và chất lượng phân chuồng không được tốt như phương pháp ủ bằng chế phẩm sinh học.

Với phương pháp ủ này có thể bổ sung thêm đạm, lân … hoặc vôi bột nông nghiệp để nâng cao chất lượng phân ủ.

HƯỚNG DẪN CÁCH Ủ PHÂN CHUỒNG NHANH HOAI MỤC HIỆU QUẢ NHẤT

Có thể nói rằng, Phân chuồng có rất nhiều chân sinh dưỡng, đặc biệt là sau khi được ủ. Vậy nên, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách ủ phân chuồng với nấm trichoderma vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện.

Chế phẩm trichoderma Đức Bình
Ủ phân chuồng với nấm trichoderma cho hiệu quả cao

Chuẩn bị nguyên vật liệu để ủ phân chuồng

Dưới đây là công thức để ủ một tấn phân chuồng, vậy nên nếu bạn đang dự định ủ phân với số lượng lớn hoặc ít hơn thì có thể thay đổi khối lượng của các nguyên liệu. Với cách ủ phân chuồng hoai mục, bạn cần chuẩn bị:

Cách ủ phân chuồng với nấm trichoderma vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. 

  • Phân chuồng (phân lợn, phân bò, phân gà, phân dê): 1 tấn
  • Nấm đối kháng Trichoderma Bacillus: 1 gói 200gr        ——--> NƠI BÁN
  • Chế phẩm khử mùi hôi chất thải EMZEO: 1 gói  200g   ——-> MUA TẠI ĐÂY
  • Cám gạo: 2- 3 kg
  • Nước sạch cùng với đó là các công cụ để đào, trộn cũng như che đậy cho phân
  • Emzeo Đức Bình - người bạn đồng hành của môi trường xanh
    Chế phẩm Emzeo kết hợp với nấm trichoderma làm tăng hiệu quả ủ phân chuồng gấp 3 lần

Các bước tiến hành để ủ phân chuồng

Bước 1: Với Nấm đối kháng Trichoderma Bacillus sẽ được trộn đều với Chế phẩm khử mùi hôi chất thải EMZEO. Sau đó thêm 2-3 kg cám gạo vào và trộn đều hỗn hợp lại một lần nữa.

Bước 2: Đối với phân chuồng đã được chuẩn bị sẽ tiến hành rải theo từng lớp. Độ dày của mỗi lớp là khoảng 7-10cm. Lưu ý là cứ sau mỗi lớp thì sẽ rải thêm một lớp hỗn hợp chế phẩm đã được trộn trước đó.

Bước 3: Tưới nước sạch vào phân chuồng. Nước sạch sẽ là một yếu tố cần để tạo độ ẩm ủ phân. Sau khi rưới nước, dùng tay giữ một nắm phân trong tay, nếu có nước nhỏ qua các kẽ tay là lượng nước đã đủ.

Bước 4: Bước cuối cùng đó là đảo đều phân và tạo thành đống trước khi dùng bạt che lại. Chiều cao đống phân ủ sẽ khoảng 1,5 – 1,7m với đường kính từ 3 – 4m.

NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH Ủ PHÂN CHUỒNG

Chọn đúng địa điểm để ủ phân 

Bắt đầu bằng cách định vị một địa điểm để ủ phân chuồng thích hợp. Chọn một khu vực có thể truy cập dễ dàng quanh năm và tiện lợi cho việc sử dụng phân đã ủ. Nếu có thể, hãy chọn một điểm thoát nước tốt, cách xa giếng để không làm ô nhiễm bề mặt hoặc nước ngầm.

Sử dụng bạt chất lượng để che đậy cẩn thận 

Che phủ bằng một tấm bạt sẽ ngăn không cho phân hữu cơ có thể rửa trôi và gây ra các vấn đề môi trường. Đồng thời, cũng giữ cho phân bón không trở thành mớ hỗn độn trong mùa đông và khô giòn vào mùa hè. Mẹo: Nếu bạn sống ở khu vực nhiều gió, hãy đảm bảo cố định tấm bạt cẩn thận.

Điều hoà không khí vào đống phân đang ủ

Oxy là một thành phần quan trọng để làm ủ phân chuồng, vì một lần nữa, vi khuẩn và nấm đòi hỏi oxy để thực hiện công việc của chúng và phá vỡ chất hữu cơ. Nếu phân ủ bị bỏ đói và không có đủ không khí, chúng sẽ có mùi hôi hơn. Do đó, trong quá trình ủ cần chắc chắn lượng oxy có trong phân luôn được đảm bảo

Giữ ẩm

Phân hữu cơ nên ẩm ướt. Đối với khí hậu khô hoặc vào mùa hè, hãy tìm một cách hiệu quả để tưới phân hữu cơ của bạn bằng vòi tưới. Phân ủ phải ẩm nhưng không nhỏ giọt quá nhiều. Vậy nên, hãy tưới với lượng nước vừa đủ.

Theo dõi nhiệt.

Sức nóng mà các vi khuẩn có lợi tạo ra có thể khiến đống phân trở nên khá ấm khoảng 55 – 60 ° C.  Để tiêu diệt ký sinh trùng và mầm bệnh, phân hữu cơ cần đạt ít nhất 130° F trong ít nhất ba ngày. Bạn có thể theo dõi nhiệt độ dễ dàng bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nhiệt độ ngày càng tăng đồng nghĩa với việc các vi khuẩn đang làm việc. Khi nhiệt độ xuống thấp, đó là dấu hiệu bạn cần trộn đều phân.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tối, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến các loại phân bón hữu cơ. Trong đó có phân chuồng. Đồng thời cách ủ phân chuồng với nấm trichoderma cũng là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Cách ủ phân chuồng bằng chế phẩm EM và Chế phẩm vi sinh EMZEO

Cách ủ tương tự như ủ phân chuồng với nấm Trichoderma, thay thế nấm Trichoderma bằng chế phẩm sinh học EM

Chú ý:

Để rút ngắn thời gian ủ có thể cho thêm cám gạo hoặc mật rỉ đường

Có thể bổ sung thêm lượng nhỏ đạm, lân … vào phân ủ tùy thuộc vào từng vùng đất hoặc cây trồng

Khi nào nên bón phân chuồng cho đồng ruộng?

Theo kinh nghiệm của một nông gia trồng rau màu kinh doanh thì các loại cây trồng như bí, bắp, các loại đậu phát triển tốt và hiệu quả nhất khi phân chuồng đã được ủ cho hoai mục được trải đều và cày độn vào đất ngay trước khi trồng.

Đối với các loại rau ăn lá cũng cho kết quả tương tự và người ta khuyến cáo chỉ nên dùng phân chuồng đã ủ hoai.

Các loại rau như cải bắp, cà chua, khoai tây và các rau ăn củ thì lại phát triển tốt và hiệu quả nhất nếu phân chuồng được sử dụng từ vụ trước.

Để tận dụng tối đa lượng dinh dưỡng trong phân chuồng, phương pháp cày vùi cho kết quả tốt nhất. Theo phương pháp này người ta trải đều phân chuồng trên mặt đất rồi ngay sau đó cày hoặc cuốc vùi vào trong đất.

Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng nếu trải phân chuồng trên mặt đất và để lâu quá 4 ngày thì lượng dinh dưỡng bị mất đi 21%. nếu cày vùi phân vào đất ngay sau khi trải thì lượng thất thoát này giảm xuống chỉ còn 5%.

Chú ý khi bón phân chuồng

– Nếu sử dụng phân chuồng thô thì nên bón ít nhất 60 ngày trước khi thu hoạch đối với các loại rau dùng ăn sống. Nếu có thể thì tránh bón phân chuồng thô sau khi đã gieo trồng.

– Không nên dùng phân chuồng pha vào nước rồi tưới cho rau.

– Không nên sử dụng phân chó, phân mèo, và phân heo bón cho rau màu vì các loại phân này có chứa các ký sinh trùng có thể lây lan sang con người.

– Nên rửa thật sạch các loại rau đã được bón phân chuồng thô trước khi ăn.

– Để bổ sung hiện tượng thiếu canxi trong phân chuồng, bà con hãy bón kết hợp thêm các loại phân khác hoặc sử dụng vôi bột nông nghiệp để canh tác nhé!

Phân bò cũng là loại phân chuồng được bà con ưa chuộng ủ hoai mục để bón cây
Phân bò cũng là loại phân chuồng được bà con ưa chuộng ủ hoai mục để bón cây

Mua chế phẩm sinh học ủ phân chuồng ở đâu?

Khi Quý khách có nhu cầu mua chế phẩm sinh học, chế phẩm EM, Nấm Trichoderma, Khử mùi hôi chất thải EMZEO. Quý khách xin vui lòng liên hệ mua chế phẩm tại các địa chỉ sau:

Công ty TNHH Công ngh sinh hc Đc Bình

Văn phòng: 57 ngõ 64 Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Ni

SĐT: 0934.214.579

Ca hàng: Số 7 ngõ 124 Nguyn Xin, H Đình, Thanh Xuân, Hà Ni

SĐT/Zalo: 0915.79.80.85

Website: https://menbephot.net

FB: https://www.facebook.com/vinong.net

Nhn ship hàng đến tn nơi!

Lời kết

Phân chuồng, kể cả phân thô hoặc đã ủ hoai đều có thể dùng để canh tác rau màu. Nếu sử dụng đúng kỹ thuật và quan tâm tới sự cân bằng dinh dưỡng trong đất canh tác thì phân chuồng có thể thay thế hoàn toàn các loại phân hóa học nhân tạo. Đặc biệt là kết hợp chặt chẽ các phương pháp canh tác hữu cơ như luân canh, trồng cỏ phủ đất rồi cày vùi, xen vụ các loại rau có khả năng cố định đạm (các họ đậu).Nói cách khác người nông dân cần quan tâm đầy đủ về sự cân đối dinh dưỡng trong đất bằng cách thường xuyên theo dõi độ dinh dưỡng của đất, đồng thời với việc tìm hiểu kỹ về giá trị dinh dưỡng của mỗi loại phân chuồng dự tính sử dụng. Từ đó chỉ cần điều chỉnh lượng phân sử dụng và thêm thắt một ít các nguồn dinh dưỡng khác để bổ sung các chất mà phân chuồng còn thiếu.

Qua bài viết trên, menbephot.net hi vọng mang đến cho bà con thông tin bổ ích về “Phân chuồng là gì?Cách ủ phân chuồng với nấm trichoderma nhanh hoai mục hiệu quả nhất”. Chúc bà con sức khỏe, thành công và có một vụ  mùa bộ thu.

Xem thêm: Vôi bột có tác dụng gì? Bón vôi cho cây tiêu, cây cà phê, cây ăn trái đúng cách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt mua